Yakult Viet Nam Yakult Viet NamCông ty Yakult

Tin tức Yakult

Chia sẻ

Yakult cải thiện tiêu chảy/ táo bón ở bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày

Một nghiên cứu năm 2013 ghi nhận việc sử dụng hàng ngày thức uống có chứa chủng khuẩn LcS làm giảm tình trạng tiêu chảy, táo bón thường xuyên...

21/06/2014
Chia sẻ

Một nghiên cứu năm 2013 ghi nhận việc sử dụng hàng ngày thức uống có chứa chủng khuẩn LcS làm giảm tình trạng tiêu chảy, táo bón thường xuyên ở những bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày.

Ngày nay, những tiến bộ trong phẫu thuật đã cho phép thực hiện cắt bỏ dạ dày để điều trị ung thư dạ dày và thủng thành dạ dày. Bệnh nhân có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân thường mắc phải các di chứng như: suy dinh dưỡng, giảm nhu động tiêu hóa, trào ngược thực quản, thiếu sắt, rối loạn hấp thu canxi… Qua nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng rối loạn môi trường đường ruột, giảm thiểu chức năng tiêu hóa, đại tiện bất thường như tiêu chảy, táo bón.. có thể là kết quả của phẫu thuật này . Khảo sát trên 769 bệnh nhân thuộc “ALPHA CLUB” (Hiệp hội dinh dưỡng sau phẫu thuật dạ dày) cho thấy 446 người (58%) thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày, sức khỏe, tâm lý của người bệnh.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013, được hỗ trợ  bởi công ty Yakult Honsha và Trường Đại Hoc Y Khoa Jikei Nhật Bản, Hiệp Hội dinh dưỡng sau phẫu thuật dạ dày (ALPHA CLUB) đã ghi nhận việc sử dụng hàng ngày thức uống có chứa chủng khuẩn Lacticaseibacillus paracasei Shirota (*) (LcS) làm giảm tình trạng tiêu chảy, táo bón thường xuyên  ở những bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày.

Nghiên cứu được tiến hành trên 134 người đã từng phẫu thuật dạ dày và được đánh giá là có đại tiện bất thường (tiêu chảy, táo bón). Họ được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: một nhóm sử dụng thức uống chứa 40 tỷ khuẩn Lacticaseibacillus paracasei Shirota (*) (LcS) và nhóm khác dùng giả dược với cùng màu sắc và hương vị (dùng liên tục trong 4 tuần, 1 chai/ ngày). Các đối tượng này sẽ hoàn thành các bài kiểm tra, các mức đánh giá về tiêu chảy/ táo bón, thông qua nhật kí hằng ngày. Ngoài ra, mẫu phân cũng được lấy phân tích. Các yếu tố chính để phân tích là “tần suất đi tiêu” và “chất lượng cuộc sống”. Yếu tố thứ 2 là “hệ vi sinh vật phân” và “môi trường đường ruột”. Kết quả phân tích còn được phân theo 4 nhóm: nhóm táo bón (29 người), nhóm tiêu chảy (51 người), và nhóm không có triệu chứng bệnh (33 người). Riêng nhóm tiêu chảy + táo bón (5 người) thì không được đánh giá do số lượng ít.

Kết quả:

Về tần suất đi tiêu: ở nhóm táo bón, việc tiêu thụ sữa uống lên men chứa LcS làm giảm mức độ táo bón và cải thiện chất lượng cuộc sống so với dùng giả dược. Ở nhóm tiêu chảy, việc tiêu thụ sữa uống lên men chứa LcS cũng làm dịu tình trạng tiêu chảy trong khi những người dùng giả dược lại không có những hiệu quả đối với tiêu chảy như thế. Ở nhóm không có triệu chứng bệnh, việc tiêu thụ LcS không có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng đại tiện.

Về hệ vi sinh vật phân: ở nhóm táo bón, mật độ lợi khuẩn Lactobacillus sau thời gian dùng sữa uống lên men chứa LcS tăng lên đáng kể so với dùng giả dược. Ở nhóm tiêu chảy, mật độ lợi khuẩn Lactobacillus tăng lên đáng kể trong khi hại khuẩn Staphylococcus giảm thấp, lượng khuẩn Enterococcus thấp hơn sau thời gian dùng sữa uống lên men chứa LcS so với dùng giả dược. Ở nhóm không có triệu chứng bệnh, không có khác biệt đáng kể giữa việc dùng sữa uống lên men chứa LcS và dùng giả dược.

Đây là nghiên cứu đầu tiên báo cáo về lợi ích của sữa uống lên men có chứa khuẩn LcS trong điều trị tiêu chảy/ táo bón ở những bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, bao gồm các bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày. Ở những bệnh nhân này, tiêu chảy và táo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của họ dẫn đến lưu thông các chất kém. Để ngăn chặn điều này, những biện pháp như dùng thuốc, tập vật lý trị liệu và chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy việc dùng sữa lên men có chứa Lacticaseibacillus paracasei Shirota (*) hằng ngày sẽ làm dịu đi những tình trạng đại tiện bất thường (tiêu chảy/ táo bón) ở những bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày.

(*): Tên gọi trước đây Lactobacillus casei Shirota

Thanh Phượng (Theo Scandinavian Journal of Gastroenterology. 2013; Early Online, 1–12)

Bài viết liên quan