Chế độ ăn: Ăn uống vô tội vạ có thể gây “tai vạ” cho đường ruột
Tỷ lệ lý tưởng để đường ruột hoạt động tốt là 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn, có như vậy các lợi khuẩn mới phát triển mạnh và phát huy công dụng của nó trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng, hỗ trợ hệ tiêu hóa và hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên hiện nay tỉ lệ này thực chất lại ngược lại với rất nhiều người bởi những thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày mà trong đó nguyên nhân không nhỏ là do ăn uống không điều độ.
Cuộc sống bận rộn ngày nay khiến không ít người “kết bạn” với các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, giàu chất béo, đạm, ít chất xơ, cộng với thói quen ăn vội vã, thất thường, uống nhiều bia rượu… vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại trong đường ruột có cơ hội sinh sôi nảy nở.
Stress: Cơ thể bị stress, đường ruột cũng stress theo
Não bộ và đường ruột của chúng ta có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy bạn thử tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra nếu như tình trạng căng thẳng tác động đến hệ tiêu hóa của bạn? Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sự căng thẳng kéo dài liên tục sẽ gây rối loạn đường ruột.
Stress thường gây ra nhiều vấn đề cho hệ tiêu hóa như làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ các vitamin, khoáng chất, các chất dinh dưỡng và cản trở sự hoạt động của các men tiêu hóa. Ngoài ra stress cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn đường ruột làm cho lượng khuẩn có lợi giảm đi và khuẩn gây hại có cơ hội phát triển nhiều hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn có thể giải tỏa stress bằng các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, nấm thảo dược, hoặc các hoạt động như ngồi thiền hay tập thể dục hàng ngày.
Kháng sinh: Kháng sinh có thể “tàn phá” đường ruột của bạn.
Kháng sinh là bước đột phá lớn trong ngành y khoa của thế giới và trong mỗi đời người chắc chẳng ai tránh khỏi có lúc phải dùng đến loại thuốc này. Tuy nhiên, trong quá trình loại bỏ sự lây nhiễm, kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng tỉ lệ giữa các vi khuẩn. Điều này làm cho cơ thể trở nên nhạy cảm hơn đối với sự lây nhiễm và bệnh tật. Ngoài ra, sử dụng kháng sinh thường xuyên cũng kích thích sự ra đời của các vi khuẩn kháng thuốc. Vì vậy, hãy hạn chế sử dụng kháng sinh trừ khi bệnh của bạn thực sự cần đến chúng.
Sự lão hóa: Chúng ta càng lớn tuổi thì môi trường đường ruột của chúng ta thay đổi, vi khuẩn có lợi càng trở nên ít đi.
Du lịch: Đi du lịch sang quốc gia khác cũng có thể làm rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột.
Bị nhiễm khuẩn: Bởi những vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và gây tiêu chảy