Yakult Viet Nam Yakult Viet NamCông ty Yakult

Tin tức Yakult

Chia sẻ

Hiệu quả của khuẩn Lacticaseibacillus paracasei Shirota (*) và Isoflavones đậu nành trong phòng ngừa ung thư vú

Kết luận cho thấy không chỉ riêng chất isoflavones đậu nành mà thói quen hấp thụ kết hợp khuẩn LcS trong Yakult và isoflavones là có lợi...

06/06/2014
Chia sẻ

Kết luận cho thấy không chỉ riêng chất isoflavones đậu nành mà thói quen hấp thụ kết hợp khuẩn LcS trong Yakult và isoflavones là có lợi cho việc phòng ngừa ung thư vú.

Ung thư vú là căn bệnh xếp hàng đầu trong số những bệnh ung thư thường thấy ở phụ nữ Nhật, và đang tăng dần trên toàn thế giới. Trong những năm gần đây, xu hướng gia tăng tình trạng bệnh trở nên phổ biến, đặc biệt đáng lưu ý ở những nước Châu Á, bao gồm Nhật, nơi có số lượng bệnh nhân tăng khoảng 20.000 ca chỉ trong vòng 10 năm, từ xấp xỉ 30.000 ca (năm 1994) đến gần 50.000 ca (năm 2005). Người ta dự báo rằng cứ 20 phụ nữ Nhật thì có 1 người mắc bệnh ung thư vú (chiếm tỉ lệ 1/20). Dù tỉ lệ trên còn thấp so với tỉ lệ ung thư vú ở Mỹ và Châu Âu (tỉ lệ 1/8), nhưng những dự báo cho thấy tỷ lệ mắc bệnh sẽ còn gia tăng ở mức độ gần bằng trong tương lai.

Những nghiên cứu khác nhau cho thấy có sự khác biệt lớn trong tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú giữa các nước Phương Tây và các nước Châu Á. Một trong những nguyên nhân chính được cho là sự khác biệt về thành phần các chất trong chế độ ăn uống hàng ngày. Cụ thể hơn, chính là chất isoflavones có trong đậu nành sẽ có khả năng phòng ngừa sự phát triển ung thư vú.

Nghiên cứu dịch tễ học trên phụ nữ Nhật thực hiện bởi GS Toi và cộng sự ở Đại học Kyoto cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú giảm khi hấp thụ khuẩn Lacticaseibacillus paracasei Shirota (*) (LcS) và isoflavones. Quá trình theo dõi cũng cho thấy khả năng những phụ nữ thường xuyên tiêu dùng kết hợp các sản phẩm chứa khuẩn LcS và isoflavones đậu nành sẽ giảm nguy cơ rủi ro phát triển bệnh ung thư vú.

Trong thí nghiệm của C. Kaga và cộng sự năm 2013, các nhà nghiên cứu sử dụng hóa chất carcinogen (PhIP*)- gây ung thư vú trên mẫu chuột thí nghiệm. 4 nhóm thử nghiệm gồm có: nhóm đối chứng (không tiêu thụ sản phẩm chứa khuẩn LcS và bột sữa đậu nành), nhóm khuẩn LcS, nhóm bột sữa đậu nành, nhóm khuẩn LcS + bột sữa đậu nành. Kết quả cho thấy sự suy giảm số lượng khối u vú ác tính và sự gia tăng số lượng khối u bị triệt tiêu ở nhóm dùng kết hợp khuẩn LcS + bột sữa đậu nành so với nhóm đối chứng. Thêm vào đó, các nhà  nghiên cứu cũng phân tích được hiệu quả ngăn chặn sự phát triển ung thư vú của các thành phần có trong sữa đậu nành và hiệu quả ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư của khuẩn LcS có trong Yakult.

Dựa trên những kết quả nghiên cứu dịch tễ học nói trên và nghiên cứu trên động vật, kết luận của các nhà nghiên cứu cho thấy không chỉ riêng chất isoflavones đậu nành mà thói quen hấp thụ kết hợp khuẩn Lacticaseibacillus paracasei Shirota (*) trong Yakult và isoflavones đậu nành là có lợi cho việc phòng ngừa ung thư vú.

(*): Tên gọi trước đây Lactobacillus casei Shirota

*PhIP: độc chất gây ung thư, hình thành khi thức ăn giàu đạm được đun nấu.

Nguồn: Cancer Science

Bài viết liên quan