Yakult Viet Nam Yakult Viet NamCông ty Yakult

Tin tức Yakult

Chia sẻ

Sự duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh ở phụ nữ dùng đều đặn probiotics

LcS và BbrY được xem là 2 chủng lợi khuẩn probiotics đã được tiêu dùng rộng rãi từ nhiều năm qua và được chứng minh là mang lại những lợi ích về mặt sức khỏe cho người sử dụng

29/07/2014
Chia sẻ

LcS và BbrY được xem là 2 chủng lợi khuẩn probiotics đã được tiêu dùng rộng rãi từ nhiều năm qua và được chứng minh là mang lại những lợi ích về mặt sức khỏe cho người sử dụng.

Lacticaseibacillus paracasei Shirota (*) (LcS) và Bifidobacterium breve Yakult (BbrY) được xem là 2 chủng lợi khuẩn probiotics đã được tiêu dùng rộng rãi từ nhiều năm qua và được chứng minh là mang lại những lợi ích về mặt sức khỏe cho người sử dụng. Đặc biệt, loại sữa uống lên men Yakult với hơn 6,5 tỷ lợi khuẩn LcS đã được tiêu thụ ở 38 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, bao gồm Nhật Bản, với hơn 30 triệu sản phẩm được cung cấp cho thị trường mỗi ngày.

Nghiên cứu về hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm chứa lợi khuẩn probiotics được thực hiện ở Nhóm 91 nhân viên nữ làm việc bán hàng và giao hàng của Yakult tại quận Chiba, thủ đô Tokyo Nhật Bản (những người thường xuyên sử dụng sản phẩm probiotic với một tỉ lệ cao) được so sánh với Nhóm 98 phụ nữ thông thường (những người không có thói quen sử dụng sản phẩm probiotic).

Kết quả cho thấy:

1. Tần suất phát hiện khuẩn LcS và BbrY trong phân của Nhóm Nhân Viên cao hơn đáng kể so với Nhóm Phụ Nữ Thông Thường.

2. Số lượng những lợi khuẩn thuộc hệ vi sinh vật đường ruột như Bifidobacterium, nhóm Clostridium coccoides, nhóm Bacteroides fragilis, Enterococcus và Lactobacilluscao hơn đáng kể ở Nhóm Nhân Viên so với Nhóm Phụ Nữ Thông Thường. Trong khi đó, nhóm hại khuẩn như Prevotella, Staphylococcus và C. perfringens lại thấp hơn đáng kể ở Nhóm Nhân Viên so với Nhóm Phụ Nữ Thông Thường.

Nhiều vi khuẩn thuộc nhóm C. coccoides (như Blautia coccoides, Clostridium cluster XIVa) đóng vai trò quan trọng trong sản xuất các acid hữu cơ bao gồm acid butyric trong ruột. Khả năng này góp phần vào việc sản xuất năng lượng, bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng, hay sự điều biến miễn dịch trong ruột (theo Atarashi và cộng sự 2013, Nagano, Itoh, & Honda, 2012). Thêm vào đó, mật độ khuẩn thuộc nhóm C. coccoides ở những bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng hay viêm nhiễm đường ruột được thấy rằng thấp hơn so với ở người khỏe mạnh (theo Manichanh và cộng sự, 2012; Ohigashi và cộng sự, 2013). Kết quả từ nghiên cứu này đã cho thấy sự cân bằng môi trường đường ruột khỏe mạnh và hệ vi sinh vật đường ruột được duy trì ở Nhóm Nhân Viên khi so sánh với Nhóm Phụ Nữ Thông Thường, những người có cùng độ tuổi và khu vực sinh sống nhưng lại không có thói quen dùng đều đặn probiotics.   

                 Uống đều đặn sản phẩm chứa probiotics sẽ tăng cường hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh

Bifidobacterium đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các loại vitamin, bao gồm folate và trong điều biến miễn dịch, điều hòa chức năng đường ruột và bảo vệ chống lại nhiễm trùng (Jeon và cộng sự 2012, Kawai và cộng sự, 2011). Người ta cũng thấy rằng mật độ khuẩn này ở người già sẽ thấp hơn ở người trẻ tuổi hay người khỏe mạnh (theo Bian và cộng sự 2011). Nhóm khuẩn B. fragilis đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa polysaccharides, chất béo và acid mật cũng như duy trì sự cân bằng môi trường đường ruột (Wrzosek và cộng sự, 2013). Prevotella có mối liên quan mạnh mẽ đến sự thoái biến và lên men của chất xơ và carbohydrates (Arumugam và cộng sự, 2011) Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa mật độ khuẩn Bacteroides và Prevotella đến ruột ((Faust và cộng sự, 2012). Nghiên cứu này cho thấy lượng khuẩn B. fragilis cao hơn đáng kể trong khi khuẩn Prevotella thấp hơn đáng kể ở Nhóm Nhân Viên so với Nhóm Phụ Nữ Thông Thường. Như vậy, việc tiêu thụ probiotics trong thời gian dài có thể đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa những nhóm vi khuẩn đường ruột đã được đề cập phía trên.

Lactobacillus là đại diện cho nhóm vi khuẩn có lợi, các chủng probiotics với nhiều vai trò đa dạng như tăng cường nhu động ruột, và điều biến miễn dịch (Matsumoto và cộng sự, 2006; Sanders và cộng sự, 2013). Mật độ cao khuẩn Lactobacillus thường được đánh giá là có lợi cho sức khỏe đường ruột. Trong khi đó, các khuẩn kháng kháng sinh Enterococcus được biết đến như là các tác nhân gây bệnh khi có sự bùng phát của các chủng kháng vancomycin như E. faecium hoặc E. faecalis lây nhiễm (Nolan và cộng sự, 2009). Chủng Staphylococcus gồm S. aureus là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm còn S. aureus kháng methicillin (MRSA) là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện (Diekema và cộng sự, 2001). Theo nghiên cứu của Bian và cộng sự năm 2010 đã cho thấy việc tiêu thụ khuẩn LcS trong thời gian dài ở người cao tuổi đã làm giảm lượng khuẩn Staphylococcus kháng methicillin coagulase âm tính (MRCNS) và C. difficile trong phân. Thêm vào đó, khuẩn BbrY cũng có những hiệu quả phòng ngừa tiềm năng với việc lây nhiễm khuẩn MRSA trong một nghiên cứu trên chuột (Lkhagvadorj và cộng sự, 2010). Kết quả từ những nghiên cứu đã và đang thực hiện là một minh chứng cho thấy việc tiêu thụ probiotics có thể làm giảm những nguy cơ nhiễm bệnh do các hại khuẩn như Staphylococci và C. diffcile gây ra.

C. perfringens là nguyên nhân gây các bệnh viêm hoại tử ruột ở những người bị suy giảm miễn dịch và lây nhiễm hàng loạt (Abubakar và cộng sự, 2007). Thêm vào đó, người ta cũng thấy rằng tỉ lệ C. perfringens ở những bệnh nhân phải lọc máu bằng thận nhân tạo cao hơn so với ở những người khỏe mạnh (Evenepoel và cộng sự, 2009). Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy việc tiêu thụ đều đặn probiotics ở Nhóm Nhân Viên đã làm giảm tỉ lệ phát hiện khuẩn C. perfringens trong đường ruột của họ.

3. Chất lượng phân của Nhóm Nhân Viên cũng mềm hơn đáng kể so với Nhóm Phụ Nữ Thông Thường.

Các kết quả trên cho thấy rằng việc uống đều đặn sản phẩm chứa probiotics sẽ tăng cường hệ vi sinh vật khỏe mạnh và thói quen đi tiêu ở người sử dụng (Nhóm Nhân Viên trong nghiên cứu).

(*): Tên gọi trước đây Lactobacillus casei Shirota

Trần Khoa (Theo International Journal of Probiotics and Prebiotics Vol. 9, No. 1/2, pp. 31-38, 2014)

Bài viết liên quan